Sunday, November 8, 2015

TUYỂN DỤNG GẤP

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Hiện nay, do nhu cầu mở rộng thị trường buôn bán ở TP Biên Hòa, Đồng Nai
CTY TNHH DATA THÀNH
Vòng xoay cổng 11, Tổ 28 ấp Vườn Dừa, Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai,
Nhận đơn xin việc: từ 09/11/2015 - 15/12/2015
Đang cần tuyển gấp: Nhân viên kinh doanh
Số lượng: 20 người
Điều kiện: lớp 12 trở lên, biết Internet, word, Excel, Email, chat
Công việc: gọi điện thoại liên hệ, hợp tác với các công ty xây dựng, các nhà thầu, các đối tác kinh doanh... cung cấp Vật Liệu Xây Dựng, Nội thất cao cấp, ...
Thời gian làm việc: 8h - 5h30'
Địa điểm làm việc: Tại công ty và liên hệ tiếp súc với khách hàng ngoài thị trường...
Kinh nghiệm: thử việc, học việc, chưa có kinh nghiệm,.... sẽ được đào tạo. Có kinh nghiệm là một lợi thế..
Mức lương: từ 6 triệu trở lên + thưởng + phụ cấp....
Quyền lợi: được du lịch, nghỉ phép và thưởng theo định kỳ của công ty.
Ngày làm việc: 25/11/2015
Liên hệ: Mr Thành  0935958105 - Email: longnam365@gmail.com

Wednesday, October 7, 2015

Quy hoạch đất xã Phước Tân

Quy hoạch Phân khu tỷ lệ 1/5000 xã Phước Tân



Sân Bay Long Thành11

Chưa duyệt kinh phí lập báo cáo khả thi sân bay Long Thành


Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường cho hay nếu lập báo cáo khả thi cho giai đoạn một dự án sân bay Long Thành thì có thể không cần đến 35 triệu USD như công bố của chủ đầu tư.
Trả lời câu hỏi của VnExpress tại buổi họp báo Chính phủ chiều 1/10 về phương án tài chính lập báo cáo khả thi sân bay Long Thành, Thứ trưởng Giao Thông Nguyễn Hồng Trường cho biết Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) công bố con số nghiên cứu khả thi lên đến 35 triệu USD là bởi báo cáo này lập cả ba giai đoạn của dự án với công suất 100 triệu khách mỗi năm, chứ không chỉ phục vụ cho giai đoạn một với quy mô chỉ 25 triệu khách.
Theo nghị quyết Quốc hội vê chủ trương đầu tư sân bay Long Thành, Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với từng giai đoạn của dự án và báo cáo Quốc hội thông qua trước khi quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, ông Trường cho rằng để đảm bảo chiến lược Long Thành trở thành một sân bay trung chuyển quốc tế được thì ngay từ khi lập báo khả thi cần phải làm một cách tổng thể, chu đáo nhằm tìm được phương án đầu tư tốt nhất. “Nếu chỉ làm báo cáo khả thi riêng giai đoạn một cho sân bay chỉ một đường cất hạ cánh và một nhà ga thì chắc chắn con số không cần lên đến 35 triệu USD”, ông Trường nói.
Ông Trường cho rằng con số này đã được tính toán sơ bộ dựa trên suất đầu tư mà các nước áp dụng cho giai đoạn nghiên cứu khả thi. 
ACV cũng đưa ra một phương án khác, với kinh phí 6,9 triệu USD để lập báo cáo khả thi trong đó phần lớn sẽ do phía Nhât Bản hứa tài trợ. Thứ trưởng cho biết Bộ Giao thông sẽ tiếp tục xem xét để báo cáo Thủ tướng quyết định.
“Ngay cả con số 35 triệu USD cũng mới chỉ là dự tính ban đầu của ACV, còn để chốt chính xác thì đòi phải rà soát để tính ra mức hợp lý nhất nhằm đảm bảo đủ nguồn lực cho việc xây dựng một báo cáo khả thi có chất lượng”, Thứ trưởng chia sẻ thêm.
Trước đó, báo cáo với gửi Bộ Giao thông hồi tháng 9, ACV đề xuất hai kịch bản. Phương án cao ngốn mất gần 35,1 triệu USD và doanh nghiệp sẽ dùng nguồn vốn đầu tư phát triển của mình để thực hiện. Phương án hai áp dụng nếu sử dụng vốn ODA (dự kiến do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Ban – Jica tài trợ) với chi phí làm báo cáo khả thi khoảng 6,9 triệu USD. 
Tuy nhiên, theo ACV, phương án này chỉ dừng ở bước thiết kế khái niệm chứ không chi tiết như thiết kế cơ sở của phương án dùng vốn tự có.
T. Đức

SÂN BAY LONG THÀNH1

Bộ trưởng Thăng: Cần xây sân bay Long Thành càng sớm càng tốt

Trong báo cáo trình Quốc hội tới đây, Chính phủ tiếp tục khẳng định sự khẩn thiết đầu tư dự án Long Thành để giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và đón đầu cơ hội trở thành điểm trung chuyển quốc tế.
Ngày 4/6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thay mặt Chính phủ báo cáo chủ trương đầu tư dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành để Quốc hội xem xét thông qua vào cuối kỳ họp. Trước phiên làm việc quan trọng này, ông trao đổi với VnExpress.
Bo-truong-Thang-1320-1433121130.jpg
Bộ trưởng Đinh La Thăng bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Giang Huy
- Báo cáo Quốc hội lần này, dự án sân bay Long Thành có những điều chỉnh gì đáng chú ý, thưa Bộ trưởng?
- Với tinh thần cầu thị cao nhất, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, khảo sát để tiếp thu tối đa, giải trình cụ thể những vấn đề cần làm rõ để hoàn chỉnh báo cáo đầu tư (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi). Đây là kết quả của cả quá trình nghiên cứu, thẩm định, góp ý của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhân dân, đặc biệt là các chuyên gia trong và ngoài nước. 
Trong báo cáo lần này Chính phủ vẫn khẳng định sự cần thiết phải đầu tư dự án, nêu rõ thêm mục tiêu của dự án trong giai đoạn trước mắt là nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải khi Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bị quá tải. So với báo cáo trước, lần này có những điều chỉnh quan trọng như tổng mức đầu tư giảm 2,6 tỷ USD cho giai đoạn một và chung cho cả dự án là 2,9 tỷ USD. Trong giai đoạn một, dự án cũng chỉ xây dựng một đường cất hạ cánh thay vì hai như ban đầu.
Ngoài ra, báo cáo cũng cung cấp những tính toán mang tính kiểm định để tiếp tục khẳng định tác động tới nợ công của dự án là rất nhỏ. 
Có đại biểu nói rằng Quốc hội mới ý kiến một lần đã giảm cả tỷ USD, nếu rà soát tiếp thì tổng mức đầu tư có hạ thêm và liệu có sự “biến báo” số liệu để giảm áp lực khi mà Quốc hội, người dân, chuyên gia quá lo ngại về mức đầu tư lớn. Bộ trưởng bình luận gì về ý kiến này?
- Chúng tôi luôn quan tâm và chia sẻ với những ý kiến như vậy, bởi điều đó thể hiện trách nhiệm rất lớn của các đại biểu Quốc hội cũng như người dân, đồng thời cho thấy tầm quan trọng của những việc chúng tôi làm. Đó là những lo lắng chính đáng, khiến chúng tôi phải suy nghĩ. Không ai nói gì, nói cho qua chuyện mới là đáng lo ngại.
Với một dự án khổng lồ, rất phức tạp về kỹ thuật như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, thì rất khó đưa ra ngay một tính toán chính xác tuyệt đối, hoặc lường hết mọi vấn đề phát sinh.
Không loại trừ khả năng có cả những tính toán chưa chuẩn xác vì đây mới là số khái toán trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Điều quan trọng là phải đảm bảo mọi việc đều công khai, dân chủ, rõ ràng. Vì thế, thời gian tới, nếu tiếp tục có sự điều chỉnh thì tôi nghĩ cũng là điều có thể hiểu và thông cảm.
Về những điều chỉnh cụ thể lần này, chúng tôi dựa trên các cơ sở sau: Cập nhật và áp dụng đơn giá của các dự án có quy mô và yêu cầu kỹ thuật tương tự đã đang triển khai trên thế giới cũng như trong khu vực (trước đây áp dụng mặt bằng đơn giá của Nhật Bản); Điều chỉnh giảm quy mô đầu tư giai đoạn một (chỉ đầu tư một đường hạ, cất cánh); Giảm phạm vi giải phóng mặt bằng và số người phải tái định cư. Các chi phí khác như tư vấn, dự phòng, thuế… cũng giảm theo tỷ lệ tương ứng.
Như vậy, việc điều chỉnh là có căn cứ khoa học, hoàn toàn chủ động, rất minh bạch chứ không phải là sự “biến báo” tùy tiện các số liệu do bị sức ép.
- Việc giảm quy mô, phân kỳ dài ra như vậy ảnh hưởng thế nào tới mục tiêu đưa Long Thành tở thành điểm trung chuyển quốc tế có khả năng cạnh tranh với các cảng trung chuyển trong khu vực của Thái Lan, Hong Kong, Singapore?
- Trong cáo cáo của Chính phủ đã khẳng định rõ mục tiêu trước mắt của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải khi Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bị quá tải. Phấn đấu để Long Thành có thể đảm nhận vai trò trung tâm trung chuyển là mục tiêu dài hạn của dự án.
Việc kéo dài thời gian hoàn thành toàn bộ dự án vẫn nằm trong giới hạn tính toán cho mục tiêu thứ hai. Để đạt được mục tiêu này, báo cáo cũng chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn mà dự án sẽ phải đối mặt khi cạnh tranh với các cảng hàng không trung chuyển của Thái Lan, Hong Kong, Singapore. Khả năng mục tiêu trên thành hiện thực là rất lớn, khi nước ta tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng như hiện nay.
Tuy nhiên, một cảng hàng không quốc tế trở thành trung chuyển của khu vực, phải đáp ứng rất nhiều điều kiện không chỉ liên quan đến cảng hàng không mà còn liên quan đến quá trình phát triển toàn diện của đất nước.  
- Trong phương án mới nhất, việc phân chia vai trò phục vụ của Tân Sơn Nhất và Long Thành sẽ thế nào?
- Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành ra đời, trước hết để chia sẻ gánh nặng về khả năng phục vụ của Tân Sơn Nhất khi nhu cầu vận chuyển hàng không tăng rất nhanh. Vì thế chưa có chuyện lãng phí như mọi người lo ngại.
Ngay trong quá trình nghiên cứu lập báo cáo đầu tư đã xem xét 5 phương án sử dụng, khai thác Tân Sơn Nhất sau khi có Long Thành. Trong đó, dự kiến phương án khai thác là Long Thành đảm nhận 90% khách quốc tế và 20% khách quốc nội; Tân Sơn Nhất đảm nhận 10% khách quốc tế, 80% khách quốc nội.
Phương án này khắc phục được tình trạng quá tải tại Tân Sơn Nhất, đồng thời khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất đã được đầu tư tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, phương án cụ thể sẽ được điều chỉnh để khai thác có hiệu quả các cảng hàng không, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường.
- Khi xây cảng Cái Mép - Thị Vải, vấn đề chuyển các tuyến từ Cảng Sài Gòn về Cái Mép cũng được đưa ra để đảm bảo thu hút các nhà đầu tư. Nhưng nay Cảng Sài Gòn chưa di dời hết thì Tân Cảng mọc lên khiến Cái Mép - Thị Vải dư thừa công suất. Vậy có gì đảm bảo chuyện tương tự không lặp lại với Long Thành?
- Mục tiêu chính của việc xây dựng Cảng Cái Mép - Thị Vải là hình thành cụm cảng có khả năng tiếp nhận tàu biển trọng tải đến 100.000 tấn và lớn hơn đi các tuyến biển xa, kết nối trực tiếp Việt Nam tới các cảng Châu Âu, Bắc Mỹ... và phục vụ một phần di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son ra khỏi trung tâm đô thị TP HCM.
Đến nay, mục tiêu này về cơ bản đã hoàn thành trừ việc di dời Cảng Sài Gòn còn chậm so với kế hoạch. Chúng ta đã có đủ năng lực để trực tiếp đón những tầu biển trọng tải lớn mà trước đây phải thực hiện biện pháp trung chuyển rất tốn kém và thiếu sức cạnh tranh.
Dù đã nỗ lực thu hút thành công các nhà vận tải biển, khai thác cảng hàng đầu thế giới như Maersk Lines, SS Marine, Hutchison... tham gia đầu tư, khai thác, nhưng những khó khăn của cảng Cái Mép là một thực tế hiện nay. Khó khăn đó có nguyên nhân chính từ sự sa sút chung của thị trường vận tải biển thế giới suốt thời gian qua và tôi tin rằng tình trạng dư thừa năng lực cảng container của Cái Mép chỉ diễn ra trong ngắn hạn. 4 tháng đầu năm nay, khi kinh tế thế giới và trong nước khởi sắc trở lại, thì sản lượng container tại đây đã đạt khoảng 393.000 TEU, tăng hơn 10 % so với cùng kỳ năm 2014, dự kiến cả năm sẽ tăng khoảng 30% so với năm ngoái.
Trong quy hoạch phát triển mang tính chiến lược, đôi khi phải chấp nhận chút rủi ro ban đầu. Không nên lấy một hiện tượng mang tính nhất thời, do một vài nguyên nhân mang tính kỹ thuật, để làm căn cứ khi đánh giá hiệu quả của một dự án sẽ còn khai thác rất lâu dài.
Tôi mong muốn mọi người cũng có một cái nhìn như vậy với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, như một bước đột phá vào tương lai. Chỉ với mục tiêu trước mắt là đáp ứng lượng hành khách tăng nhanh trong khi Tân Sơn Nhất đang quá tải, thì Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đã có đủ lý do để nên triển khai càng sớm càng tốt.
- Đến nay, sau khi Trung ương đồng ý chủ trương cần có Long Thành, đã có thêm các nhà đầu tư nào bày tỏ hay cam kết đầu tư vào dự án, thưa Bộ trưởng?
- Thời gian qua có nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước thể hiện sự quan tâm và mong muốn được tham gia dự án như: ADP của Pháp; Samsung, Incheon của Hàn Quốc, Mitsubishi, Công ty Cảng hàng không Narita… của Nhật Bản. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà đầu tư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến an ninh quốc gia, trước hết là còn phải chờ kết quả nghiên cứu khả thi của dự án. 
Tôi tin rằng, khi chủ trương đầu tư được Quốc hội thông qua, sẽ có nhiều đối tác nữa tham gia.

Wednesday, September 16, 2015

Tin về Bất động sản Long Thành

Giới đầu cơ "thâu tóm" địa ốc Đồng Nai

Giới đầu cơ "thâu tóm" địa ốc Đồng Nai
Ảnh minh họa

Theo Savills, thị trường nhà đất Đồng Nai bị thống lĩnh bởi các nhà đầu tư/ đầu cơ cá thể hơn là người mua có nhu cầu ở.

Theo báo cáo về thị trường nhà đất Đồng Nai quý 3 của Savills, trong quý 3 có 42 dự án tại thị trường nhà ở tại Đồng Nai, cung cấp khoảng 27.000 căn/ nền. 26 dự án đang bán trong thị trường sơ cấp. Phân khúc đất nền chiếm 94% tổng số nguồn cung. Các dự án nhà ở tập trung tại các huyện gần với Tp.HCM và Bình Dương bao gồm Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Thống Nhất và Long Thành. 

Bên cạnh đó, phân khúc đất nền ở Đồng Nai hầu hết hấp dẫn các nhà đầu tư/ đầu cơ. Người mua nhà ở phân khúc biệt thự/ nhà liền kề chủ yếu dùng để nghỉ ngơi hoặc vào ở trong tương lai. Giá bán trung bình trên m2 của các dự án căn hộ đang hoạt động là khoảng 690USD đến 900USD/m2; tương đương mức giá trung bình 58.000USD đến 90.000USD/ căn.

Nguồn cung theo khu vực

Tỷ lệ phần trăm bán tích lũy của 7 dự án biệt thự/ nhà liền kề đang hoạt động ở Đồng Nai là 66% của tổng số khoảng 1.400 căn đã mở bán từ năm 2008. Giá bán trung bình trên diện tích đất của biệt thự/nhà liền kề là 612USD/ m2, tương đương mức giá trung bình 50.000USD đến 220.000USD/căn. Khoảng 5.100 nền đất đã được bán từ năm 2009. Giá bán phổ biến của đất nền dao động từ 120USD đến 220USD/ m2 đất, tương đương mức giá một nền phổ biến từ 10.000USD đến 25.000USD/ nền.  

Theo số liệu của Savills, nguồn cung tương lai nhà ở gắn liền với đất bao gồm 50 dự án với tổng diện tích 5.000 ha. Hầu hết dự án tọa lạc tại các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Biên Hòa. Trong đó dưới 15% số dự án đang trong quá trình xây dựng. Về nguồn cung căn hộ, có khoảng 3.500 từ 7 dự án dự định phát triển ở Biên Hòa, Long Thành và Nhơn Trạch.


Nguồn cung nhà ở gắn liền với đất tương lai
 
Về nguồn cầu, Savills đánh giá dân số của Đồng Nai trong năm 2011 là 2,66 triệu người, trong đó 70% dân số trong độ tuổi lao động. Hiện tại có 31 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động ở Đồng Nai với tổng diện tích 9.300 ha, trong đó hơn 6.200 ha để cho thuê. Nguồn cung lớn của các KCN giúp thu hút nhiều lao động và chuyên gia nước ngoài, có thể dẫn đến sự gia tăng nhu cầu nhà ở.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển và thiếu các tiện ích xã hội là những trở ngại của tỉnh để thu hút người nhập cư từ những khu vực lân cận. Do đó, thị trường hiện bị thống lĩnh bởi các nhà đầu tư/ đầu cơ cá thể hơn là người mua có nhu cầu ở. Về lâu dài, với sự hoàn thành các hệ thống giao thông trọng điểm và sự phát triển của các tiện ích xã hội tương lai sẽ thu hút người mua có nhu cầu ở thật. 

BĐS Đồng Nai "đón gió" sân bay Long Thành

LÀN GIÓ MỚI TỪ SÂN BAY LONG THÀNH

BĐS Đồng Nai "đón gió" sân bay Long Thành
Những ngày cuối tuần, khu vực Long Thành nhộn nhịp khách hàng từ nhiều địa phương "săn" dự án nhà phố, đất nền.


Thông tin sân bay Long Thành có khả năng sẽ được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư xây dựng đang là tác động kép giúp thị trường BĐS Đồng Nai “sống lại” sau thời kỳ trầm lắng gần 10 năm trời.

Tóm tắt

- Chỉ từ quý 3 năm 2014 trở đi thị trường bất động sản Đồng Nai đã có nhiều biến chuyển tích cực, nhiều dự án được quảng bá rầm rộ, mở bán, giới thiệu căn hộ mẫu, giá nhà đất đang có sự biến động mạnh….

- Khu vực 11.000ha phía Đông Bắc và Tây Nam sân bay sẽ được ưu tiên phát triển những dự án khu dân cư, resort và trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp…
-Thời gian qua đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến làm việc với tỉnh Đồng Nai để tìm cơ hội đầu tư những dự án khu đô thị, sạn golf và trung tâm thương mại hiện đại.

Thị trường bừng tỉnh
Theo Hiệp hội BĐS Đồng Nai, chưa bao giờ thị trường BĐS trên địa bàn tỉnh và một số vùng lân cận giáp với Tp.HCM, Bình Dương, và Bà Rịa – Vũng Tàu diễn biến sôi động như hiện nay. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ngay chỉ từ quý 3 năm 2014 trở đi thị trường bất động sản Đồng Nai đã có nhiều biến chuyển tích cực, nhiều dự án được quảng bá rầm rộ, mở bán, giới thiệu căn hộ mẫu, giá nhà đất đang có sự biến động mạnh…
“Nếu xét ở từng phân khúc thị trường, từ cao cấp đến trung bình thì Đồng Nai đang chứa đựng những yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa. Yếu tố đầu tiên để kích thích dòng vốn trong và ngoài nước bắt đầu chảy vào thị trường BĐS Đồng Nai chính là Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành đang được xem xét mọi khía cạnh trước khi triển khai xây dựng”, ông Chu Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Đồng Nai, cho biết.
Trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Trong thời gian này tỉnh buộc phải hình thành nên những chính sách mới nhằm thu hút đầu tư, phát triển thị trường BĐS bền vững thì mọi kế hoạch đề ra mới thành hiện thực”.
Theo đó, trên bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, địa điểm quy hoạch được đánh giá là nơi mà dòng vốn đầu tư vào BĐS sẽ tăng cao trong giai đoạn tới. Đó là khu vực 11.000ha phía Đông Bắc và Tây Nam sân bay sẽ được ưu tiên phát triển những dự án khu dân cư, resort và trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp… Thời gian qua đã có nhiều nhà đầu tư đến làm việc với tỉnh để tìm cơ hội đầu tư những dự án khu đô thị, sạn golf và trung tâm thương mại hiện đại.
Cụ thể, các dự án đang được nhà đầu tư lập quy hoạch là: Khu đô thị thể thao và du lịch của Công ty CP đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành; khu đô thị và dịch vụ của Công ty Minh Thành; khu đô thị - dịch vụ của Công ty cổ phần Sonadezi...
“Đồng Nai là một trong những nơi lý tưởng để phát triển các loại hình kinh doanh BĐS vì đây là cửa ngõ của phía Nam, tận dụng lợi thế của các tuyến đường cao tốc đang được xây dựng kết nối Tp.HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và kết nối ra thế giới”, ông Lý Thành Phương, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai, cho biết thêm.
Các “ông lớn” tranh thị phần
Ở mọi phân khúc, đã có một số dự án bắt đầu bung hàng để đón đầu thị phần. Những dự án nhà ở và đất nền hiện tập trung tại các huyện gần với Tp.HCM và Bình Dương bao gồm Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Thống Nhất và Long Thành. Trong đó, có trên 20% số dự án đang trong quá trình xây dựng.
Chẳng hạn, Công ty Công ty CP DV-TM và Xây dựng Địa ốc Kim Oanh, Công ty TNHH Bảo Cường cũng đã gần như bán sạch đất nền thuộc hai dự án Tam Phước (Long Thành) và An Viễn (Trảng Bom). Khu đô thị Suối Sơn của Công ty Đất Xanh cũng đã được khách hàng sở hữu gần 70%. Cuối tháng 5/2015, Đất Xanh tung ra tiếp 100 nền đất tại Long Thành cũng đã được khách hàng đặt tiền giữ chỗ hết 100%...
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch có dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn với quy mô 942ha, tại huyện Nhơn Trạch, trong đó đã hoàn thành cơ sở hạ tầng cho 350ha. Đây là dự án đặc biệt lớn, có tổng mức đầu tư lên tới 6 tỷ USD. Hiện Công ty đang bắt đầu triển khai bán hàng giai đoạn 2 với gần 200 nhà phố thuộc phân khu Phú Thịnh 1.
Một dự án lớn khác cả về mặt diện tích đất xây dựng và số vốn đầu tư, là dự án Khu kinh tế mở Long Hưng (DreamLand City), với tổng diện tích 1.500 ha của chủ đầu tư Liên hiệp hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (DonaCoop).
Mới đây, thị trường BĐS Đồng Nai đón thêm một thông tin về việc Tập đoàn Amata Thái Lan có khả năng đầu tư hơn 500 triệu USD để phát triển ba dự án công nghiệp và đô thị lớn trong tương lai.
Hai dự án còn lại gồm dự án khu công nghiệp công nghệ cao với diện tích khoảng 410 ha và dự án khu đô thị dịch vụ với diện tích hơn 120 ha. Cả hai dự án này do Công ty cổ phần Amata Việt Nam và Công ty Amata Việt  Nam Public Limited làm chủ đầu tư.
Đặc biệt, những dự án “chết” một thời gian khá dài giờ đây bắt đầu “hồi sinh” khi chủ đầu tư bắt tay liên kết với nhiều nhà đầu tư BĐS nước ngoài nhằm tái triển khai dự án. Đó là, khu đô thị Thung Lũng Xanh có quy mô 45ha nằm trên xã An Phước (huyện Long Thành), do công ty CP Long Thuận Lộc làm chủ đầu tư. Công ty này vừa tuyên bố vừa tuyên bố sẽ tiếp tục hoàn thiện đầu tư hạ tầng, phân lô để bán ra thị trường hàng ngàn đất nền trong thời gian tới.
Công ty CP Xây dựng Đệ Tam, chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Detaco cũng cho biết đang đàm phán với một số đối tác chiến lược nhằm huy động vốn đầu tư hoàn thiện 36 block chung cư cao tầng. Dự án được quy hoạch trên diện tích 47,3ha tại huyện Nhơn Trạch, đáp ứng nhu cầu cho trên 10.000 dân.

Luật kinh doanh Bất Động Sản mới

Chính thức quy định điều kiện kinh doanh, chuyển nhượng địa ốc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
       Theo đó, nghị định quy định một số điều, khoản của Luật Kinh doanh bất động sản, bao gồm các nội dung về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; về các loại hợp đồng mẫu trong kinh doanh bất động sản; về chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn; về chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và về thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản.
      Về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ các trường hợp là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản quy định tại chương 4 của Luật Kinh doanh bất động sản.
Về điều kiện chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, Nghị định nghị định nêu rõ:
       Bên thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn theo quy định của luật có quyền chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng đó cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên thuê mua chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận.
      Việc chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng thì phải chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng đã ký với bên cho thuê mua. Đối với trường hợp là nhà ở thì thực hiện chuyển nhượng hợp đồng thuê mua từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ; trường hợp hợp đồng thuê mua nhiều căn nhà riêng lẻ hoặc nhiều căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ số căn nhà hoặc căn hộ trong hợp đồng đó.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, cụ thể:
Bên mua, bên thuê mua chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
      Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng mua bán, thuê mua cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận.
Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ; đối với trường hợp hợp đồng mua bán, thuê mua nhiều căn nhà riêng lẻ hoặc nhiều căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ số căn nhà hoặc căn hộ trong hợp đồng đó.

Theo landtoday.net